"Giá trị doanh nghiệp của tôi là bao nhiêu?" Đây chắc chắn là câu hỏi nhiều người thường thắc mắc và tìm hiểu khi bàn đến vấn đề bán cổ phần doanh nghiệp. Nếu đây cũng là điều bạn băn khoăn, tôi có tin tốt dành cho bạn: "Có nhiều người sẵn lòng nói cho bạn biết giá trị công ty của bạn, thậm chí họ còn làm việc đó cho bạn một cách miễn phí." Nhưng kèm theo đó, tôi cũng có một số tin không tốt: "Không ai biết giá trị đúng của một công ty. Nếu bạn hỏi 10 chuyên gia định giá, khả năng cao là họ sẽ cho bạn 10 câu trả lời khác nhau."

CÁC HIỂU LẦM THƯỜNG GẶP VỀ ĐỊNH GIÁ

Trước khi thảo luận sâu hơn về định giá, hãy tham khảo trước một số hiểu lầm thường gặp về định giá

STTHiểu lầmSự thật
1Định giá là đi tìm kiếm giá trị thật của DN một cách khách quan
  • Tất cả các định giá đều thiên lệch. Vấn đề là theo hướng nào (quá cao hay quá thấp) và thiên lệch tới mức độ nào.
  • Chiều hướng của thiên lệch và độ lớn của nó tỷ lệ thuận với việc ai trả tiền cho người định giá (bên bán hay bên mua) và trả bao nhiêu.
2Định giá tốt sẽ cho ra giá trị chính xác của DN
  • Không có giá trị chính xác của DN.
  • Lợi ích của định giá là lớn nhất khi nó kém chính xác nhất.
3Mô hình định giá càng mang tính định lượng, kết quả định giá càng chính xác
  • Hiểu biết của một người về 1 mô hình định giá tỷ lệ nghịch với số lượng dữ liệu đầu vào mà mô hình yêu cầu.
  • Những mô hình định giá đơn giản tốt hơn những mô hình phức tạp rất nhiều.

 

PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CỦA CHÚNG TÔI

Chúng tôi không có một mô hình định giá chung để áp dụng cho tất cả mọi trường hợp. Tuỳ theo yêu cầu và đặc điểm của mỗi giao dịch cụ thể, chúng tôi sẽ chọn kết hợp một vài trong số các phương pháp định giá phổ biến sau:

  • Phương pháp so sánh: bao gồm so sánh doanh nghiệp và so sánh giao dịch.
    • So sánh doanh nghiệp: phương pháp này so sánh công ty của Bạn với các công ty tương đồng. Từ tương đồng ở đây có thể được giải thích là công ty hoạt động trong những ngành nghề tương tự hoặc có khả năng tạo ra dòng tiền tự do hàng năm tương đương với công ty của bạn. Các tiêu chí được chọn để so sánh có thể bao gồm Giá trị vốn chủ sở hữu (P) / các chỉ tiêu lợi nhuận như P/E, P/EBITDA, P/EBIT; hoặc Giá trị vốn chủ sở hữu / chỉ tiêu khác như P/Doanh thu, P / Giá trị sổ sách công ty; hoặc Giá trị doanh nghiệp (Enterprise Value - EV) / các chỉ tiêu lợi nhuận EV / EBIT, EV/EBITDA.
    • So sánh giao dịch: theo phương pháp này, chúng tôi so sánh giao dịch chào bán của công ty với các giao dịch tương đồng để xác định các hệ số định giá.
  • Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do: phương pháp này tính giá trị doanh nghiệp bằng Tổng hiện giá của Dòng tiền mặt tự do mà DN đem lại cho cả chủ sở hữu và chủ nợ của công ty.
  • Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức: phương pháp này tính giá trị vốn chủ sở hữu bằng Tổng hiện giá dòng cổ tức mà công ty đem lại cho cổ đông.
  • Phương pháp tài sản: phương pháp này tính giá trị công ty bằng tổng giá trị thị trường của tất cả các tài sản trừ đi tổng các khoản nợ phải trả.

Quan trọng hơn hết, không thể tách rời điều kiện giá cả với các điều kiện và điều khoản khác trong hợp đồng mua bán cổ phần. Delta đã có kinh nghiệm tư vấn trong các giao dịch Nhà đầu tư sẵn lòng trả giá cao cho số cổ phần họ mua, nhưng kèm theo đó là rất nhiều ràng buộc đối với cổ đông sáng lập và Ban Quản Lý của công ty khiến cho giao dịch trở nên không khả thi.  

© Copyright 2020 Delta Invest - All Rights Reserved